Máy lọc nước RO là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Máy lọc nước RO lọc được tất cả các nguồn nước, loại bỏ các tạp chất có trong nước, mang đến nguồn nước sạch sẽ, an toàn và chất lượng cho người sử dụng.sơ đồ máy lọc nước RO như thế nào? Nguyên lý hoạt động và cách lắp đặt ra sao? Cùng tìm hiểu chi tiết thông tin giải đáp chi tiết qua bài viết sau đây nhé!
Công nghệ RO là một công nghệ lọc nước sử dụng màng lọc với các khe lọc có kích thước 0.0001 micromet, ngoài việc lọc các chất rắn, ion kim loại nặng còn có thể lọc được những vi sinh vật, vi khuẩn,… với kích thước siêu nhỏ, mang lại cho bạn nguồn nước tinh khiết có thể uống ngay mà không cần đun lại nước.
2. Ưu nhược điểm máy lọc nước RO cơ bản
Ưu điểm
Không phải tự nhiên máy lọc nước RO rất được lòng người tiêu dùng, trở thành thiết bị quen thuộc trong mỗi gia đình. Cùng điểm qua những ưu điểm của máy lọc nước RO nhé!
- Máy có thiết kế đơn giản nhưng hiện đại, sang trọng phù hợp với không gian nội thất của mọi gia đình và dễ dàng tự lắp đặt tại nhà.
- Khả năng lọc nước tốt, tạo ra nguồn nước tinh khiết, trong suốt có thể uống ngay sau khi lọc mà không cần đun sôi.
- Máy lọc nước RO lọc được hầu hết các nguồn nước như nước sông, nước mưa, nước phèn, nước giếng,… với nguồn nước nhiễm phèn, axit hoặc nhiễm đá vôi thì nên có lọc thô trước khi vào máy lọc, giúp bạn đảm bảo độ bền cho các lõi lọc của máy.
- Đối với các tạp chất ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và mùi của nước, công nghệ lọc nước RO có thể loại bỏ mọi chất hóa học và cặn bẩn, giữ lại nguồn nước có vị ngọt từ khoáng chất.
- Màng lọc RO có khả năng tự sục rửa khi lọc nước nên thời gian thay lõi lâu, thường kèm theo các lõi bổ sung các khoáng chất có lợi cho cơ thể.
- Có thể tích hợp bơm nước cho những nơi áp lực nước thấp, chi phí thay lõi lọc thấp.
Máy lọc nước RO lọc được hầu hết các nguồn nước hiện nay như: nước sông, nước mưa, nước phèn, nước giếng
Nhược điểm
- Nhược điểm lớn nhất của máy lọc nước là lượng nước thải ra khá lớn. Tùy vào từng loại máy mà tỉ lệ nước tinh khiết và nước thải sẽ khác nhau, thông thường nếu có 10 lít nước đưa vào, máy sẽ lọc được 5 lít nước tinh khiết để uống và 5 lít được thải ra ngoài.
- Máy lọc nước RO phải sử dụng điện năng khi hoạt động vì cần máy bơm tạo nên áp lực nước cao, để đảm bảo hiệu quả của màng lọc RO và tự động sục rửa các màng lọc.
Các loại máy lọc nước RO trên thị trường ngày nay có tỉ lệ thu hồi nước sạch không cao
3. Những lợi ích của máy lọc nước RO cơ bản
Hãy cùng tìm hiểu những lợi ích mà máy lọc nước RO đem lại để cân nhắc, lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp nhất nhé!
Giúp bạn có nguồn nước sạch và bổ sung các khoáng chất cho cơ thể
Máy lọc nước RO sử dụng màng lọc RO với các lỗ lọc siêu nhỏ loại bỏ tới 99.99% virus, vi khuẩn, các ion kim loại nặng và các tạp chất khác, cho nước đầu ra hoàn toàn tinh khiết, có thể uống trực tiếp mà không cần đun sôi.
Bên cạnh đó, máy lọc nước còn bổ sung các lõi chức năng giúp ổn định lại vị ngọt của nước, bổ sung vi khoáng giúp tăng thêm lợi ích cho người sử dụng.
Ngăn ngừa bệnh tật
Do có khả năng loại bỏ tới 99.99% virus, vi khuẩn, amip, asen và các chất độc hại có trong nước, vì thế, máy lọc nước có khả năng giúp người dùng tránh được các bệnh tật phát sinh do nguồn nước ô nhiễm như thương hàn, tả, viêm gan A, kiết lỵ, giun sán,…
Tiết kiệm chi phí
Dùng máy lọc nước là phương án tiêu dùng thông minh và tiết kiệm. Chẳng hạn, gia đình 4 người dùng từ 12 – 15 lít nước/ngày, ta có bài toán tương đương như sau:
- Với việc tiêu dùng nước đóng bình, người tiêu dùng sẽ tốn ít nhất 700 – 1600 đồng/lít.
- Với việc đun nước sôi để nguội và dùng, thì giá điện tương ứng cho 1 lít nước uống là 300 đồng/lít.
- Đối với dùng máy lọc nước, các chi phí phải trả như tiền nước, tiền mua máy lọc nước, tiền điện, thì tính ra chỉ còn 193 đồng/lít.
Hiện nay, nhiều gia đình đang có xu hướng sử dụng máy lọc nước, đặc biệt là máy lọc nước có các công nghệ tiên tiến, cho nước ngọt chuẩn và an toàn cho sức khỏe, thiết kế đẹp và giá thành hợp lý.
Sơ Đồ Lắp Lõi Lọc Nước Máy Từ 5 Lõi Đến 10 Lõi Chính Xác Nhất
1. Chi tiết sơ đồ lắp lõi lọc nước cho máy lọc từ 5 đến 10 lõi
Trong sơ đồ lắp lõi lọc nước thường sẽ có từ 5 đến 10 lõi lọc dùng để loại bỏ các tạp chất, vi khuẩn… cho nguồn nước tinh khiết đầu ra chất lượng nhất.
1.1. Sơ đồ lắp lõi lọc nước máy lọc 5 lõi
Máy lọc nước 5 lõi là dòng máy lọc nước có cấu tạo và sơ đồ lắp đặt đơn giản nhất hiện nay. Quan sát sơ đồ ở dưới, bạn có thể thấy các bộ phận được kết nối với nhau thành 4 phần chính:
- Phần lọc thô: Nguồn cấp nước đầu vào qua dây dẫn được nối trực tiếp đến lõi lọc thô số 1,2 và 3. Ba lõi lọc này được sắp xếp theo đúng thứ tự tên lõi.
- Phần lọc RO: Phần này bao gồm một máy bơm tăng áp kết nối với màng RO. Trong khi đó 1 đầu còn lại của màng RO được đấu nối với 2 phần dây nước thải (tương ứng gắn van Flow) và phần nước tinh khiết (tương ứng gắn van điện từ)
- Phần lọc chức năng: Bao gồm bình áp chứa nước và lõi chức năng được kết nối với nhau và dẫn lên vòi nước tinh khiết.
- Hệ thống dây dẫn: Hệ thống dây dẫn xuyên suốt trong cấu tạo máy, vận chuyển nước tinh khiết và nước thải theo hai đầu khác nhau.
Sơ đồ lắp lõi lọc nước dòng máy lọc 5 lõi của Mutosi
Nước từ nguồn sẽ được chảy qua van kiểm soát và đi vào lõi lọc 1 để loại bỏ các cặn bẩn. Sau đó, nước sẽ đi lần lượt qua van áp thấp và khóa điều chỉnh để kiểm soát lượng nước đầu vào. Tiếp đến, nước sẽ tiếp tục đi qua lõi 2, 3 và màng RO để tiếp tục quá trình lọc.
Tại màng RO nước sẽ đi theo hai đường là nước tinh khiết đã được lọc và nước thải. Nước tinh khiết sẽ được bơm vào bình dự trữ còn nước thải sẽ được thải ra ngoài thông qua đường nước thải trong nhà. Nước trước khi được chảy qua tại vòi nước sẽ đi qua lõi số 5 để làm mềm và cân bằng độ pH, hạn chế tình trạng tái nhiễm khuẩn.
1.2. Sơ đồ lắp lõi lọc nước máy lọc 6 lõi
Sơ đồ lắp lõi lọc của dòng máy lọc 6 lõi cũng tương tự như dòng máy lọc nước 5 lõi đã mô tả ở trên. Tuy nhiên ở dòng máy lọc nước này sẽ được trang bị thêm một lõi lọc số 6 hay còn gọi là lõi khoáng đá, được lắp đặt ngay sau lõi số 5 và dẫn lên vòi lấy nước.
Nước sau khi qua lõi số 6 sẽ được bổ sung thêm một số khoáng chất và chất điện giải cần thiết cho cơ thể.
Sơ đồ lắp đặt của dòng máy lọc nước 6 lõi
1.3. Sơ đồ lắp lõi lọc nước máy lọc 7 lõi
Tương tự, sơ đồ lắp lõi lọc nước máy 7 lõi cũng được bố trí giống với loại 5 lõi ở trên, bao gồm phần lọc thô, màng lọc RO, 3 lõi lọc chức năng và hệ thống dây dẫn nước. Trong đó, lõi lọc chức năng 5,6,7 lần lượt được lắp đặt theo thứ tự sau bình áp và dẫn đến vòi lấy nước tinh khiết.
Đặc biệt, lõi lọc số 7 hay còn được gọi là lõi hồng ngoại được trang bị trong dòng máy này có chức năng hoạt hóa nước, giúp dễ hấp thụ vào máu hơn.
Sơ đồ lắp đặt của dòng máy lọc nước 7 lõi
1.4. Sơ đồ lắp lõi lọc nước máy lọc 8 lõi
Về mặt cấu tạo và hoạt động thì máy lọc 8 lõi sẽ giống với máy lọc 7 lõi. Với dòng máy này, hệ thống lọc sẽ được bổ sung thêm lõi lọc số 8 là lõi Alkaline Hydrogen. Lõi này thường được lắp đặt ở cuối cùng trong hệ thống lõi chức năng nhằm việc tối đa hàm lượng Hydrogen được bổ sung vào nguồn nước tinh khiết.
Việc bổ sung Hydrogen vào nước còn giúp đảm bảo độ pH trong nước ổn định và đưa chỉ số oxy hóa ORP về mức âm sâu hơn. Từ đó, mang đến nguồn nước có nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng như chống lão hóa, tăng cường sức đề kháng và hấp thu khoáng hiệu quả.
Sơ đồ lắp đặt của dòng máy lọc nước 8 lõi
1.5. Sơ đồ lắp lõi lọc nước máy lọc 9 lõi
So với sơ đồ lắp lõi lọc nước 5 lõi, sự khác biệt duy nhất của sơ đồ này là sự có mặt có đến 5 lõi chức năng. Các phần như bộ lọc thô, màng lọc RO đều được giữ nguyên vị trí và thứ tự lõi. Riêng ở phần lõi lọc chức năng, 4 lõi lọc này sẽ được sắp xếp theo thứ tự dựa trên chức năng lõi và dẫn đến nguồn nước tinh khiết cuối cùng.
Trong đó, lõi lọc số 9 là lõi Nano bạc có chức năng hỗ trợ tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus có trong nước và ngăn ngừa khả năng tái nhiễm khuẩn của nước sau một thời gian được lưu trữ ở bình áp.
Sơ đồ lắp đặt của dòng máy lọc nước 9 lõi
1.6. Sơ đồ lắp lõi lọc nước máy lọc 10 lõi
Một sản phẩm có sơ đồ lắp đặt khá phức tạp nhưng bù lại, mang đến nguồn nước chất lượng và giàu khoáng chất nhờ việc bổ sung đến 5 lõi chức năng.
Sơ đồ lõi lọc nước dòng 10 lõi sẽ được bổ sung thêm 1 lõi số 10 ngay sau lõi số 9. Nước sau khi qua lõi số 10 này sẽ được dẫn thẳng đến vòi lấy nước và được bổ sung thêm các chất hydro hoạt tính có chức năng chống oxy hóa, hỗ trợ tiêu hóa, giảm mệt mỏi, căng thẳng và ngăn ngừa bệnh tật.
Sơ đồ lắp đặt của dòng máy lọc nước 10 lõi
2. Cách lắp đặt lõi lọc nước tại nhà đơn giản cùng các bước
Để đảm bảo một nguồn nước sạch, an toàn và tiện lợi trong quá trình sử dụng. Bạn có thể tham khảo 2 cách lắp đặt hệ thống lõi lọc nước tại nhà dưới đây:
2.1. Lắp lõi lọc nước trong máy lọc
Để máy lọc nước hoạt động ổn định, êm ái thì quá trình lắp đặt bạn cần thực hiện đầy đủ các bước sau đây:
Chuẩn bị
- Bước 1: Khóa nguồn nước đầu vào và cho các lõi lọc 1,2,3 vào cốc lọc tương ứng, tránh vặn cốc quá chặt.
Lắp lõi lọc thô
- Bước 2: Tiến hành nối dây RO với phần cút đầu của cốc số 1. Lưu ý các cút ốc cần phải được quấn băng tan, xiết chặt để tăng lực liên kết giữa dây RO và cút ốc.
- Bước 3: Ở cút đầu vào cốc số 3 bạn tháo dây RO nối từ vị trí đầu này ra với đầu vào của màng RO. Sau đó, cắt một đoạn dây RO nhỏ nối với cút đầu cốc số 3 đến vị trí xả nước để chuẩn bị rửa sạch các lõi 1, 2, 3.
Lắp đặt hệ thống lõi thô vào máy lọc nước theo thứ tự lõi số 1, lõi số 2 và lõi số 3
Lắp lõi lọc RO
- Bước 4: Cắm dây máy RO vào nguồn điện và mở van nước của cút inox ở đầu vào. Tiến hành sục và rửa sạch các chất bảo quản ở các lõi 1, 2, 3.
- Bước 5: Tiến hành đưa và ấn màng RO vào phần trong vỏ màng. Nối phần dây nhỏ của màng RO bắt đầu ở vị trí đầu chờ van Flow dọc theo đường nước xả. Sục và rửa màng RO.
- Bước 6: Cắm điện và cho máy hoạt động để tiến hàng sục rửa các chất bảo quản khoảng 20 phút. Sau khi sục rửa thì cắm lại dây lắp đặt ban đầu của màng RO. Tiếp đó, nối phần dây đầu ra của nước tinh khiết vào bình áp. Tại bình áp bạn nối cút đầu vào lõi số 5 với phần lỗi số 5 và 6 đã được nối sẵn từ trước.
Tháo nắp cốc lọc và cho màng lọc RO vào đúng chiều để máy có thể hoạt động
2.2. Lắp lõi lọc nước dưới bồn rửa
Tương tự lắp lõi lọc vào máy lọc, khi lắp lõi lọc dưới bồn rửa bạn cũng cần thực hiện các bước sau:
Chuẩn bị
- Bước 1: Chọn vị trí lắp lõi lọc phù hợp để máy hoạt động an toàn và ổn định. Đồng thời chuẩn bị thêm một số dụng cụ hỗ trợ như dụng cụ tháo vặn ốc vít, băng quấn ống, dây dẫn nước,…
- Bước 2: Khóa nguồn nước dẫn vào máy loc trước khi tiến hành lắp đặt.
Lắp lõi lọc thô
- Bước 3: Cho các lõi lọc vào cốc lọc tương ứng và vặn chặt đầu nắp. Lưu ý cốc số 1 nên vặn vừa phải để tránh bị rỉ nước khi sử dụng. Tiến hành nối dây dẫn cốc số 1 và dây dẫn nước RO, vặn cút ốc và quấn lại băng quấn.
- Bước 4: Tiến hành cho nước vào lõi 1, 2, 3 và làm sạch trong vòng 30 phút.
Lắp đặt hệ thống lõi lọc thô trong máy lọc nước dưới bồn rửa
Lắp lõi lọc RO
- Bước 5: Sau khi làm sạch thì ngắt nguồn điện và nối dây RO về vị trí ban đầu. Dùng găng tay sạch để bóc vỏ màng RO để đảm bảo vệ sinh, ngâm màng RO với nước sạch để màng giãn nở và lọc nước hiệu quả hơn.
- Bước 6: Đưa màng RO vào vỏ màng và đậy nắp thật chặt để tránh bị rỉ nước khi lọc, sau đó nối dây màng theo đường xả tại van Flow.
- Bước 7: Rửa màng RO, loại bỏ các tạp chất trong vòng 30 phút và lắp lại dây nối về vị trí cũ. Cuối cùng là nối dây bình áp và dây đường nước tinh khiết.
Sơ đồ lắp lõi lọc nước dưới bồn rửa đơn giản tại nhà
3. 5 + Lưu ý trong quá trình lắp lõi lọc nước để máy hoạt động tốt
Để quá trình lắp lõi lọc nước diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và máy sau khi lắp có thể hoạt động bình thường thì bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Vệ sinh lõi lọc có cấu tạo từ cacbon trước khi lắp để tránh trường hợp nước bị tắc nghẽn hoặc khó đi qua.
- Vặn lỏng tay các cốc số 1,2,3 tránh bị air khí khiến máy hoạt động nhưng không lọc được nước.
- Sục rửa các lõi lọc thật kỹ để loại bỏ hết các chất bảo quản.
- Kiểm tra đường dẫn nước thải tránh để bị tắc nghẽn sẽ làm cho nguồn nước không được xả thải và máy không thể sục rửa tự động các lõi lọc khi lọc nước.
- Sử dụng đúng nguồn điện áp cho máy lọc theo đúng quy chuẩn của nhà sản xuất.